Măng đen T3/2023 Part 1

Gia lai- Kon tum

Bạt ngàn cao su, bạt ngàn cà phê!

Biết đến Măng đen lần đầu qua Facbook bác sỹ Khánh, rồi 1 vài bài báo _rằng là một Đà Lạt thứ hai. Nghe hơi hướng Đà Lạt là mình đã thích rồi, bởi mình thích cái vẻ dung dị hoang sơ rất Đà Lạt, đã thế chưa 1 lần ghé vùng đất Tây nguyên, chưa được ngắm rừng cafe bạt ngàn, hít hà hương cafe, bởi vậy khi nghe chúng nó rủ, mình gật ngay như bắt được vàng.

Và một tuần sau , chúng mình lên đường, nhanh như một cơn gió.

Từ sân bay Nội Bài, trời HN cũng ko lạnh lắm, nhưng mình tẩn cho 3 cái áo rét nào là áo len, áo dạ bonus thêm cho cái áo phao nữa_ cho chắc ăn, haha_ mình vốn dĩ là đứa chịu rét kém, nên không mấy thích mùa đông Hà Nội (nhưng đặc biệt yêu mùa thu Hà nội). Bởi nghe nói, Măng Đen lạnh cỡ như HN 10-11 độ ấy.

Làm cả đoàn cười mình ( nói cả doàn cho nó oai chứ được có 5 đứa – thêm cháu Huyền con mẹ Thảo nữa), suốt hành trình mình cứ cởi ra rồi lại mặc vào. Bước xuống sân bây Pleiku là độc nguyên chiếc áo sơ mi, lúc này cả nhóm bắt đầu hiểu như thế nào là cái nắng, cái gió của vùng đất Tây Nguyên. Cả nhóm chạy vội ra nắng, checkin vội 1 tấm hình ở sân bay Pleiku để lên đường đến cửa khẩu Bờ Y.

(Đoạn dưới mình mang về từ Face của đứa bạn- Mình khá thích đoạn nó tả các mảng màu rừng cao su _mùa thay lá)

2/6 đứa đã từng đến Tây Nguyên n lần, và chúng nó bảo: quan trọng là đi với ai và mỗi lần đi là mỗi góc nhìn, mỗi cảm nhận mới về Tây Nguyên (cái này mình công nhận).

Cung đường từ sân bay lên của khẩu Bờ Y khá đẹp, đúng với sự ví von, con đường như tấm vải lụa vắt ngang qua những ngọn đồi, lên xuống uốn lượn mềm mại, không khó khăn cua tay áo như vùng núi phía bắc.

Ở cung đường này, bắt đầu cảm nhận được câu Bạt ngàn cao su, bạt ngàn cà phê. Đúng là bạt ngàn Tây Nguyên, phóng tầm mắt ra xa là những rừng cao su bạt ngàn, các cây cao su được trồng thẳng hàng, mỗi cây được đeo một cái mũ ở giữa thân để che mưa nắng cho cái bát mủ, nhìn từ xa, đều tăm tắp trông rất là đẹp.

Cao su thay lá từ cuối tháng 12, nghe nói mùa thay lá rừng cao su đẹp lắm. Thời điểm này rừng cao su có một vẻ đẹp khác. Nửa ngọn đồi bên này, rừng đang thay lá, cả cánh rừng một màu xám bàng bạc kiểu gai góc, lạnh lùng nhưng nửa cánh rừng bên kia lá non lên xanh mơn mởn, cái màu xanh của lá cao su dưới ánh nắng của đất Tây Nguyên nó đẹp vô cùng, mình cảm thấy trong lá cao su non có màu nắng, mình cố gắng để chụp được cái màu này, nhưng thực tế ảnh ko thể nào ghi nhận đc.

Đến cánh rừng nào bọn nó cũng đòi xuống chụp ảnh mặc dù em lái xe bảo, các chị cứ chờ thêm, đến chỗ rừng đẹp nhất em sẽ bảo.

Đứng giữa cánh rừng bạt ngàn cây cao su vừa thay lá non, bắt đầu ra hoa với ánh nắng lung linh xuyên qua kẽ lá, xuyên qua các hàng cây cộng thêm thoang thoảng trong gió mùi hương của hoa cao su mang đến cảm giác thư thái, bình yên và hạnh phúc đến lạ.

Cung đường này, hoa cà phê có vẻ đã tàn, chỉ lác đác một số vườn còn hoa nhưng không còn nở rộ, em lái xe hẹn về dưới Gia Lai em tìm cho các chị một vườn cà phê ngập tràn hoa.

Đi qua cửa khẩu Bờ Y mình đến Ngã Ba Đông Dương, cái địa danh mà một tiếng gà gáy cả 3 nước đều nghe.

Ngã ba Đông Dương là nơi tiếp giáp của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Đứng ở đây, phóng tầm mắt ra xa, phía Đông Nam là đất mẹ, Phía Tây Bắc là Lào và phía Tây Nam là Campuchia. Đứng quan sát cả 3 hướng để cạm nhận sự giao thoa của 3 quốc gia để trêu đùa nhau: tao sang Lào tí đã nhé.

Đến với cột mốc vào một buổi trưa tháng 3, không còn hoa dã quỳ, nhưng vẫn còn nguyên đó, cái nắng, cái gió của Tây Nguyên, một thứ nắng gió chắc chắn không thể làm mình đen hơn nhưng đã làm cho chúng mình rạng rỡ hơn.

Rời cột mốc về Măng Đen với những trải nghiệm mới, chúng tớ mang theo 1/2 két bia Lào. Nghe nói bia Lào ngon lắm.

Bình luận về bài viết này